Mặc dù phương pháp Thập Chỉ Đạo này đã có lịch sử hơn 3.000 năm từ thời cổ đại Ai Cập tuy nhiên về mặt cơ chế thì chưa rõ. Những điểm phản ứng tương đồng trên cơ thể chủ yếu được ghi nhận qua thực tế kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nhìn nhận quan điểm y học Việt Nam " Đồng thanh tương ứng, đồng hình tương tụ." thì phần nào có thể lý giải được tác động tương hỗ hay tác động phản chiếu Thập Chỉ Đạo với các cơ quan tương ứng.
Nhìn từ góc độ y học cảm xạ:
Đau là những điểm bế tắc sự lưu thông tạm thời giữa sự giao thoa các dòng chảy năng lượng, các sóng, các xung động của cơ thể hay cơ thể bị tác động bởi môi trường bên ngoài.
Các kinh mạch trong Thập Chỉ Đạo được dẫn truyền theo các xung năng lượng, các sóng hay các xung bức xạ của vật thể khác tác động đến.
Theo quan điểm của cảm xạ Ai Cập, bệnh tật do sự rối loạn các trung tâm điều hòa năng lượng trên cơ thể. Trên cơ thể người, người ta ghi nhận được nhiều trung tâm năng lượng có thể trao đổi được. Tuy nhiên người ta ghi nhận có 07 trung tâm năng lượng chính được rải rác dọc theo trục dọc giữa của cơ thể.
> Các trung tâm năng lượng chính hay còn gọi là các luôn xa.
Xa: bánh xe
Luân: xoay
Các dòng năng lượng chính vào cơ thể được mô tả xoay tròn như bánh xe, được người tập luyện cảm nhận.
> Các đường lưu thông năng lượng.
Các dòng năng lượng chạy dọc từ đầu các ngón ở tứ chi, đến các cơ quan ngoại vi hay cơ quan nội tạng đi thẳng lên đầu. Bắt chéo hình chữ Z nơi vùng cổ.
Bắt chéo hình chữ Z ( Zone) nơi cổ được ghi nhận qua ghi nhận thực tế. Về mặt giải phẫu thực tế nơi bắt chéo giữa mặt lưng và mặt lòng ngang thắt lưng của cơ thể. Điều này cũng chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét