Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

TƯ VẤN NHA KHOA


TRÁM - CHỮA RĂNG
 Sâu răng là gì ?
Sâu răng là mất sự cân bằng tạo khoáng và khử khoáng diễn ra trên bề mặt của răng tự nhiên.
- Bình thường men răng có sự tạo khoáng nhừ ion fluore có trên bề mặt răng. Ion fluore này được cung cấp bởi thực phẩm, nước uống, trong kem chải răng,...
- Ngược lại thức ăn bị mắc kẹt, bị lưu giữ trên bề mặt răng lên men tạo thành acid. Acid sinh ra từ mảng bám thức ăn có thể hủy khoáng men răng.
Cách phòng ngừa sâu răng ?
- Giữ sạch răng ngay sau khi ăn.
- Súc miệng bằng nước sạch thường xuyên.
- Uống nước nhiều lần trong ngày tốt hơn uống ít lần.
- Tránh chải răng mạnh quá mức, gây mòn răng.
- Không nên để thức ăn lưu lại trên bề mặt của răng.
- Kiểm tra và tái đánh giá sức khỏe tình trạng sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 1 năm / lần.
Trám răng sâu là gì ?
Trám răng là thay thế mô răng bị bệnh, mô răng không lành mạnh bằng vật liệu nha khoa nhằm ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng.
Trám răng thẩm mỹ ?
Mọi việc trám răng là tái tạo tối đa lại hình dáng vốn có của chiếc răng. Việc tái tạo lại hình dáng chiếc răng được gọi là trám răng thẩm mỹ.
Có mấy vật liệu trám răng?
- Amalgam hay còn gọi trám chì là bột hợp kim loại khi trộn với nhau chúng đông cứng thành một khối thống nhất.
- Trám composite hay còn gọi trám vật liệu quang trùng hợp, vật liệu được đông cứng dưới sự kích hoạt của ánh sáng mạnh của đèn Halogen.
- Trám răng CRT hay còn gọi trám răng không sang chấn là trám bằng vật liệu Glass inomer cement. Vật liệu tự đông cứng sau trám 1'30''.
- Trám tạm thường dùng vật liệu EU ( Elgenol - Oxyt kẽm). Trám băng thuốc tạm thời qua các kỳ hẹn làm răng.
Chữa tủy răng là gì?
Chữa tủy răng hay còn gọi là điều trị tủy răng, lấy gân máu là lấy sạch tủy răng trong ống tủy, thay vào đó là trám bằng vật liệu nha khoa thay thế nhằm hạn chế đau tái phát.

Chỉ đị lấy tủy răng ?
- Tủy lộ mà không thể bảo tồn.
- Tủy viêm không có khả năng tự hồi phục.
- Tủy thối.
- Abces chân răng.

Vì sao đau nhức răng ?
Khi tủy viêm, mô tủy có khả năng sản sinh các độc tố, tăng sinh mạch máu và làm tăng áp lực bên trong buồng tủy. Sự tăng áp lực buồng tủy gây ra tình trạng đau theo kiểu dồn nén.

Đau răng thường xảy ra khi nào trong ngày?
Đau răng xảy ra bất kỳ giờ nào trong ngày, tuy nhiên thường xảy ra vào buổi sáng vì khi đó cơ thể co mạch toàn thân dẫn đến tình trạng đau răng.

Nguyên nhân đau răng?
Đau răng là hiện tượng nhiễm trùng tủy răng do vi khuẩn kị khí gây ra. khi bị lộ ngà ngà răng vi khuẩn có thể xâm nhậm vào tủy răng qua các ống ngà răng và gây ra tình trạng viêm nhiễm tủy răng.
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG
Vì sao phải làm sạch răng?
Mảng bám thức ăn trên bề mặt của răng là nguyên nhân gây sâu răng việc làm sạch răng luôn cần thiết đối với mọi chiếc răng.
Các cấp độ làm sạch răng:
- Súc miệng ngay sau khi ăn là cách loại bỏ mảnh vụn thức ăn, thức uống có tính acid.
- Dùng tăm hoặc chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn mắc kẹt trên và quanh răng.
- Chải sạch răng 2- 3 lần mỗi ngày. chú ý không nên chải răng ngay sau khi dùng thực phẩm chua mà phải súc miệng ngay và chờ khoảng 15 phút sau mới được chải răng.
- Lấy sạch vôi răng bởi nha sĩ và dụng cụ chuyên biệt hay còn gọi đầu cạo vôi máy siêu âm.

Dấu hiệu chăm sóc răng miệng tốt?
- Nướu không viêm tấy.
- Không ê buốt khi chải răng.
- Không chảy máu vùng chân răng.
- Không mảng bám trên các mặt răng.

Chải răng như thế nào là tốt?
Chải răng đừng " Đánh răng", bề mặt răng tự nhiên thường trơn láng, chúng ta chỉ cần dùng bàn chải lông mịnh chải nhẹ nhàng lên các bề mặt răng là đủ không cần Đánh mạnh lên bề mặt của răng.
- Nên chải nhẹ nhàng, lướt lông bàn chải lên các bề mặt của răng như đang kéo đờn, thời gian khoảng 2- 3 phút là đủ.
- mặt bên kẽ răng là nơi lông bàn chải sẽ khó vào, bạn hãy dựng lông bàn chải rồi vuốt dọc về hướng mặt nhai để làm sạch kẽ răng.
- Đừng quên dùng chỉ kẽ răng làm sạch các mặt bên kẽ răng.


Bao lâu đến nha sĩ kiểm tra răng 1 lần?
Thông thường 6 tháng đến nha sĩ kiểm tra và tái đánh giá sứ khỏe răng miệng một lần. Tùy vào mức độ cần tái đánh giá về sức khỏe của răng mà nha sĩ thông báo cho bạn.
- Nếu sức khỏe răng miệng tốt có thể 1 năm bạn mới ghé thăm nha sĩ một lần.
- Nếu răng của bạn dễ bám vôi thì bạn cần phải đến sớm hơn khoảng 3- 4 tháng.

Làm gì khi bị hôi miệng ?
- Hôi miệng là thức ăn lên men yếm khí.
- Kiểm tra nơi lưu trữ thức ăn mắc kẹt.
- Kiểm tra răng bị sâu.
- Lấy vôi và làm sạch bề mặt các răng.
- Điều trị nướu viêm nếu có.
- Kiềm tra thực phẩm gây mùi hôi như tỏi, ,..
- Hút thuốc lá ?

Dùng nước súc miệng có tốt hay hại cho răng?

 NHỔ RĂNG
 Chỉ định nhổ răng:
- Răng không thể bảo tồn.
- Răng nguyên nhân làm xô lệch làm.
- Răng không tham gia chức năng ăn nhai.
- Răng điều trị nội nha nhiều lần không dứt.
- Nhổ răng theo kế hoạch chỉnh nha.
- Nhổ răng theo kế hoạch thẩm mỹ tạo hình.

Nhổ răng bảo tồn là gì?
Nhổ răng thông thường thầy thuốc sẽ bóp xương ổ răng để cầm máu. Khi kỹ thuật phục hồi răng implant hay gọi là phục hồi chân răng nhân tạo thì cần đến bề dày xương ổ răng.
Nhổ răng bảo tồn là bảo vệ tối đa các vách xương ổ răng để hạn chế sự tiêu xương. 

Nhổ răng có đau không ?
Nếu nha sĩ gây tê đạt thì nhổ răng hoàn toàn không đau.

Ăn nhai sau nhổ răng ?
- Không nên ăn gì sau nhổ răng 2 giờ vì còn tê nên không cảm nhận.
- Không súc miệng hoặc ngậm muối sau khi nhổ răng vì muối làm tan cục máu đông dẫn đến chảy máu.
- Uống sữa thay ăn sau khi nhổ răng.
- Ăn nhẹ sau 2 giờ hoặc chờ hết thuốc tê hoàn toàn.
- Hạn chế hút thuốc lá sau nhổ răng.
- Hạn chế uống bia rược sau khi nhổ răng.
- Uống thuốc theo toa.

Có cần thiết phải chụp Xquang trước nhổ răng hay không?
Vai trò của chụp phim Xquang là để khảo sát tình trạng hình dáng, tư thế của răng trong xương hàm mà mắt thường không nhìn thấy được.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể hoặc khả năng quyết định của nha sĩ mà chụp phim Xquang. Tuy nhiên trong những trường hợp khó thì nên chụp phim trước khi nhổ. Khi thấy chân răng khó thực sự thì có thể chuyển đến nhà chuyên môn hoặc cơ quan có thẩm quyền cao hơn.
Về luật pháp thì không có qui định nào cụ thể bắt buộc phải chụp phim Xquang trước khi nhổ răng.

Phải làm gì trước khi nhổ răng ?
- Ăn no.
- Uống thuốc theo toa.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch.
- Lấy sạch vôi răng.
- Nếu mắc các bệnh khác hoặc dị ứng thuốc, càng báo sớm cho nha sĩ càng tốt.

 a
 b

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét