Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Phương pháp ấn huyệt thập chỉ đạo


Phương pháp ấn huyệt THẬP CHỈ ĐẠO

NHỮNG ĐIỂM PHẢN ỨNG Ở NHỮNG NƠI KHÁC
  • Không chỉ ở bàn tay, chân mới có điểm phản ứng, còn nhiều điểm khác trên cơ thể chúng ta
  • Vd: khi đau đầu gối bên phải có thể xoa bóp khuỷu tay phải vì chúng có phản ứng với nhau hoặc ngược lại
CHẨN ĐOÁN BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẢN ỨNG
  • Để chẩn đoán chúng ta hãy dò tìm những điểm phản ứng trên tay hoặc dưới chân, nếu ấn đúng thì những điểm “nhạy cảm” này sẽ đau.
  • Nếu tự xoa bóp tay,chân thường xuyên sẽ giúp bàn tay, chân trở thành một bộ phận báo bệnh hữu hiệu
  • Khi tìm điểm phản ứng không nhấn mạnh ngay mà phải xoa tròn vùng phản ứng rồi nhấn từ từ trong vùng đó để tìm điểm nào làm người bệnh đau nhất
  • Mỗi lần chỉ nên xoa từ 5-10p rồi đổi chân hoặc tay và khi ấn thì không quá 30 giây
  • Khi khỏi bệnh thì các điểm phản ứng vẫn có thể đau khi xoa bóp, do nơi bị bệnh cần có thời gian để phục hồi dần
KHÓA TRONG BẤM HUYỆT THẬP CHỈ ĐẠO
Có 4 loại chính:
  • Khóa căn bản:
    • Khóa Hổ Khẩu và Nhân Tam ở tay
    • Khóa Khô Khốc ở chân
    • Khóa hỗ trợ:
      • Thường dùng kèm với huyệt khác để nâng cao tác dụng của nhau
      • Vd: Khóa huyệt Bạch Lâm bấm huyệt Khương Thế và ngược lại.
      • Khóa đơn:
        • Chỉ cần khóa 1 huyệt đó cũng có khả năng gây tác dụng kích thích vùng tương ứng
        • Vd: Khóa huyệt Bí Huyền số 1 làm chân hết rung giật. Khóa huyệt Bí Huyền số 2 làm cho chân lắc vào lắc ra
3 Khóa trên sẽ được học ở lớp Thập Chỉ Đạo
  • Khóa ngón:
    • Đây là 1 loại khóa tương đối độc đáo dựa theo sự tương hợp của các bộ phận trong cơ thể nhưng chỉ áp dụng cho tay mà thôi. Còn được gọi là Khóa lóng (1 ngón tay có 3 lóng)
    • Khóa ngón cách thứ I:
      • Nguyên tắc hình thành:
        • Dựa theo sự tương ứng giữa các bộ phận ở tay
        • Bàn tay úp, có 3 khớp xương (phần u nối giữa 2 lóng tay) thì tính từ trong ra ngoài, bàn tay là khớp số 1, khớp 2 là phần nối ngón tay và khớp 3 là từ khớp 2 ra đầu ngón tay
Khớp ở ngón tayVùng tương ứng
Khớp 1Khớp vai
Khớp 2Khớp khuỷu
Khớp 3Khớp cổ tay và ngón tay
  • Riêng ngón tay cái thì chỉ có 2 khớp  thì khớp 3 tương ứng với cổ tay và ngón tay, khớp 2 tương ứng với khuỷu tay và điểm sát dưới khớp 2 tương ứng với khớp vai
  • Theo vị trí ương ứng ta có
Bộ phận ở cánh tayVùng tương ứng
Bờ ngoài cánh tayNgón 4 và 5
Giữa cánh tayNgón 3
Bờ trong cánh tayNgón 1 và 2
  • Cách khóa bấm:
    • Đặt chân lên thạch anh vụn
    • Sau khi chẩn đoán và tìm ra điểm để bấm
    • Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái nắm vào điểm giữa của chân móng (ngón muốn kích thích)
    • Dùng ngón cái của tay phải bấm day vào khớp (theo bệnh).
    • Trường hợp đau nhiều có thể bật mạnh vào khớp để tăng tác dụng kích thích mạnh hơn
    • Khi được tác động huyệt thì người bệnh phải tưởng tượng luồng khí đi từ huyệt đến chỗ đau
    • Ví dụ:
      • Người bệnh đau ở giữa bờ ngoài khớp vai, tương ứng với đường vận hành ngón tay 4(Ngũ bội 4), bấm kích thích ở khớp 1 của ngón tay 4
  • Khóa ngón cách thứ II:
    • Đặc điểm của phương pháp này là có thể dẫn truyền luồn kích thích vào phần Khiếu của các tạng phủ tương ứng
    • Phương pháp này phối hợp cùng lúc với Khóa(đè vào) huyệt Nhân Tam 1 (tại chỗ lõm ngay giữa nếp gấp mu cổ tay – tương ứng huyệt Dương Trì)
    • Theo Y lý Đông phương ta có
Tạng phủVùng khai khiếu tương ứngĐường kinh kích thích
ThậnTaiNgũ bội 5
CanMắtNgũ bội 4
TâmLưỡiNgũ bội 3
TỳMôi,miệngNgũ bội 2
PhếMũiNgũ bội 1
  • Thực hiện:
    • Đặt chân lên thạch anh vụn
    • Dùng ngón cái và ngón trỏ của 1 tay nắm vào điểm giữa của chân móng (ngón muốn kích thích)
    • Dùng ngón cái của tay còn lại bấm day vào huyệt Nhân tam 1
    • Ví dụ:
      • Muốn dẫn truyền kích thích vào mũi (Phế) để trị nghẹt mũi:
        • Khóa gốc móng tay cái (Ngũ bội 1-Phế) và bấn Nhân tam 1
        • Muốn dẫn truyền lên Mắt (Can):
          • Khóa ngón áp út (Ngũ bội 4 – Can) và bấm Nhân tam 1
  • Khóa ngón cách thứ III:
    • Phương pháp này kết hợp khóa ngón với bấm theo đường kinh
    • Thường dùng để tăng cường kích thích ở 1 vùng nào đó của mỗi đường kinh, nhất là trong trị liệu bại liệt
    • Ngoài ra cách bấm này cũng có thể làm cho kinh khí chuyển từ bên này sang bên kia
    • Thực hiện:
      • Đặt chân lên thạch anh vụn.
      • Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái nắm vào điểm giữa của gốc móng (đường kinh) của ngón muốn kích thích.
      • Dùng ngón cái của tay phải bấm dọc theo đường kinh đó 1 khoảng 4-5 khoát tay, thường bắt đầu từ cổ tay trở lên
      • Hoặc dùng “Đũa khai thông” ấn tại vị trí đau hoặc vùng tương ứng trên mặt
      • Khi được tác động huyệt thì người bệnh phải tưởng tượng luồng khí đi từ huyệt đến chỗ đau
      • Ví dụ:
        • Liệt mặt ngoài cẳng tay (mất cảm giác, tê, mỏi..):
          • Phần liệt tương ứng với đường kinh Ngũ bội 5
          • Nắm khóa ở chân móng ngón 5, ngón tay 1 (tay phải) bấm từ bờ trên-trong của mỏm trâm trụ (ở cổ tay), theo đường kinh Ngũ bội 5 thẳng lên đến khoảng 1/3 chiều dài của cánh tay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét