Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Câu hỏi nha khoa trong mùa dịch

 Thưa bác sỹ: 4 -5 tháng không đi siết răng có ảnh hưởng gì tới quá trình niềng răng không? Có hại gì không?

4 - 5 tháng không đến phòng nha khoa thì không có ảnh hưởng gì đến kết quả điều trị, nó chỉ làm chậm hoặc kéo dài thời gian điều trị vì:

1. Thun buộc mắc cài có thời gian tác dụng 1 - 2 tháng nó có thể nhiễm màu nên đến phòng nha thay lại hoặc bạn tự thay ở nhà, nếu dùng mắc cài nắp tự khóa thì không cần thay.

2. Nếu bạn đang ở giai đoạn làm thẳng hàng các răng theo nguyên tắc: thứ tự thay cung môi từ mềm đến cứng và từ nhỏ đến to: 0.12;0.14; 0.16; 0.20 # 16x22; 17x25; 22x25mm thì trung bình từ 1- 3 tháng hết thời gian làm việc của dây cung môi, nên thời gian 4 -5 cũng không ảnh hưởng gì nhiều lắm.

3. Nếu các bạn đang trong giai đoạn di chuyển răng hay gọi là giai đoạn siết răng thì tùy thuộc vào loại thun mà có kế hoạch khác nhau

a) Nếu nha sỹ cho bạn dùng thun chuỗi liên hàm thì 2 - 4 tuần sẽ hết tác dụng, bạn cần phải trở lại phòng nha để thay hoặc bạn tự thay.

b) Nếu nha sỹ cho bạn dùng thun kéo đơn thì bạn đã được hướng dẫn tự thay thun mỗi 3 ngày một lần.

4. Nếu bạn trong giai đoạn duy trì: nha sỹ thông thường cố định bằng kẽm liên hàm thì bạn yên tâm và không cần lo lắng gì.

Tóm lại: với thời gian 4 -5 tháng không đến phòng nha thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến kết quả điều trị nhưng bạn cũng thường xuyên giữ mối liên lạc với nha sỹ trong trường hợp đi công tác hoặc vì lý do gì đó không thể đến nha sỹ thì nha sỹ luôn có kế hoạch dự trù cho bạn.

Người đang niềng răng thì nên chăm sóc răng như thế nào khi ở nhà( quá lâu không thể gặp nha sỹ vậy)

1. Thun vàng ố: bạn có thể xin thêm thun và tự thay ở nhà qua sự hướng dẫn của nha sỹ

2. Dư cung môi: thông thường dư cung môi có thể làm tổn thương má của bạn, bạn có thể dùng kìm cắt kễm thông thường hoặc kìm cát móng tay cắt ngắn lại.

3. Chạy cung môi: khi bạn nhai không đều thì cung môi có xu hướng chạy sang bên bạn nhai nhiều, cách xử trí bạn dùng đầu móng tay đẩy dây cung môi ngược lại bên đối diện.

4. Trầy xước niêm mạc do cung môi hoặc do mắc cài: bạn có thể báo cho phòng nha để xin thêm sáp nha khoa để đắp lên phần cọ sát hoặc bạn dùng vỏ quả bưởi rửa sạch và đắp vùng tổn thương, có thể trước khi đi ngủ dộ vài giờ thì vùng tổn thương sẽ lành.

5. Bong sút mắc cài hay khâu: 

a) Bong sút khâu là phần bao bọc xung quanh răng hàm bên trong thì bạn nên tháo rời ra ngoài vì để lâu có thể dẫn đến sâu răng.

b) Bong sút mắc cài nếu không ảnh hưởng ăn nhai thì bạn không cần xử trí gì, nếu nó ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn nhai thì bạn nên tháo bỏ ra ngoài.

c) Nếu bạn đã xử trí tất cả mà vẫn làm bạn khó chịu, bạn nên giọ cho nha sỹ của mình hoặc tháo ra toàn bộ.

6. Vệ sinh răng miệng đối với người đang sử dụng mắc cài luôn được coi trọng lên hàng đầu, điều này luôn được nha sỹ và chuyên viên chăm sóc răng đã hướng dẫn bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét